1.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: Luồng, xoan.
1.3. Các loài vật nuôi chủ yếu: Trâu, bò, gia cầm.
1.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã : chưa có trang trại, mới ở mức gia trại, phát triển lâm- nông nghiệp kết hợp chăn nuôi gia súc, gia cầm.
1.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng nào: Gồm có 3 lọai rừng chủ yếu đó là rừng phòng hộ =142,29 ha, rừng đặc dụng = 950,65 ha, rừng sản xuất = 1.054,38ha. Rừng sản xuất tập trung chủ yếu là trồng luồng, xoan và một số cây lâm nghiệp khác, số diện tích rừng nghèo kiệt đất trống còn rất ít. Hướng tới tiếp tục phục tráng tu bộ rừng luồng hiện có, cải tạo vườn tạp trồng cây có giá trị kinh tế, trồng xoan và cây gỗ lớn vào khu đất trống rừng luồn thóa hóa còi cọc.
1.6. Các nghề truyền thống trước đây và hiện nay :
Đan lát, dệt thổ cẩm, trước đây mang tính tự cung, tự cấp, tuy có mua bán, trao đổi nhưng cũng chưa thành hàng hóa. Hiện nay có nguy cơ mai một dần, một số sản phẩm vẫn đang có nhu cầu và đang dùng như: hàng thổ cẩm cặp váy,túi vải, khăn thêu, chài, lưới…đồ đan lát là rổ rá, sọt, bế, đó, rỏ để đơm, dựng cá, tôm cho đến nắp dao…nhưng không còn được quan tâm lắm, lớp trẻ hầu như không đề ý đến và không biết làm, nếu cần dùng thì mua… Định hướng tới xã có lợi thế nằm trên quốc lộ 15A, vùng lòng hồ thủy điện, vùng đệm 2 khu bảo tồn thiên nhiên Pù luông- Pù hu, có tiềm năng phát triển du lịch, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, nguy cơ thiếu việc làm tăng … nên phải đưa các nghề truyền thống vào sản xuất hàng hóa.
1.7. Trên địa bàn xã chưa có Chợ, nhưng trong tương lai dần dần phải hình thành Chợ để đáp ứng thị trường mua, bán giao thương hàng hóa tạo việc làm, tăng thu nhâp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
1.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng:
Các Bản trong xã đều có ruộng nước, nguồn nước chủ yếu được lấy từ các con suối , khe nước chạy từ trên cao xuống như: bản Mý có mương- phai Mèn được lấy từ suối Mý; bản Phé có đập mương Tào lấy nước từ suối Phé đoạn giáp bản Mý; bản Bá có đập mương Mén lấy nước từ suối Bá; bản Pan có đập mương Kệnh, đập mương U ‘ mương Kệnh lấy nước từ suối Kệnh, mương U lấy nước từ suối U ’; bản Mỏ có mương suối Bái lấy nước từ suối Bái.
Ngoài các tuyến mương chính các khu ruộng lẻ, nhỏ còn tận dụng các mó nước ra trực tiếp những đoạn mương ngắn.
1.9. Địa bàn xã tuy không trực tiếp có thủy Điện nhưng cũng nằm trong vùng lòng hồ thủy Điện Hồi Xuân và trên tuyến đường đến thủy Điện Thành Sơn, thủy Điện Trung Sơn, có tiềm năng cho du lịch và phát triển.
1.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã:
Xã có đường Quốc lộ 15A chạy qua trên địa bàn 2 bản ‘ bản Mỏ và bản Pan’; bản Bá và bản Phé có đường mòn liên xã Phú Sơn- Phú Xuân- Thanh Xuân đi qua; có đường liên bản Bá- Phé- Mý và có cầu treo bắc qua sông Mã nối bản Pan sang bản Bá. Giao thông đi lại khá thuận tiện, không xa trung tâm Huyện, gần huyện Mai Châu,tỉnh Hòa Bình và đường Quốc lộ 15 C đi huyện Bá Thước.
1.11.Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã: trong lòng sông, suối, lòng đất đều có Vàng, lòng sông có cát sọi, trên đồi núi có nhiều đá vôi. Được phân bổ cả xã, nhưng tập trung chủ yếu là ở bản Pan và bản Mỏ. nay vận chưa được khai thác.
1.12. Mạng lưới điện quốc gia đã phủ kín cả 5/5 bản trên địa bàn xã.
1.13. Hệ thống nước sạch trên địa bàn của xã : các bản đều có hệ thống nước sinh hoạt tập trung và có nguồn nước tự chảy được dẫn bằng dây ty ô từ các nguồn suối về. đạt trên 80% người dân được dùng nước hợp vệ sinh.
1.14. Hệ thống viễn thông:
Xã đã có trạm phát sóng viettel và vna phone phủ sóng được cả xã. 100% hộ dân có diện thoại di động. rất thuận tiện về thông tin liên lạc.
1.15. Hệ thống truyền thanh không dây :
Đã có tuyền thanh không dây phủ kín đến đủ các bản trong xã
1.16. Hệ thống các trường học trên địa bàn của xã:
Có trường Mần non, TH, THCS và Trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm 2016.
1.17.Mạng lưới y tế trên địa bàn của xã :
Trạm y tế xã đạt chuẩn Quốc gia, có Bác sỹ,Y sỹ cơ cấu phù hợp và có đủ y tá ở các Bản
1.18. Tỷ lệ hộ nghèo hiện nay còn 30,73% (theo chuẩn mới)
1.19. Thế mạnh kinh tế của xã hiện nay là:
Lâm nghiệp kết hợp chăn nuôi đại gia súc ‘ chủ yếu cây luồng và nuôi trâu- bò- lợn’, kết hợp với dịch vụ kinh doanh.
1.20 Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu nhất :
- Thuận lợi: có giao thông đường bộ, đường thủy thuận tiện và đất đai , khí hậu phù hợp trồng trọt, trồng cây lâm nghiệp như luồng, tre, xoan…có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.
- Khó khăn: diện tích canh tác ít, tỷ lệ đồi núi đá nhiều, canh tác khó khăn, không thể cơ giới hóa được, đất bị sói mòn, bạc mầu. Chăn nuôi thường bị mắc bệnh, đầu ra bấp bênh.
2. Đặc điểm văn hóa
2.1. Các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống, như khặp hát, múa, trống chiêng, khua lóng, kin chiêng, sáo, tính, khèn cúng (Pí Một), khèn đám tang (Pí é), ...
Các hình thức sinh hoạt trên , trước đây người Thái- Mường đều có và duy trì, nhưng hiện nay đã và đang mai một dần, chỉ còn ở những đợt tổ chức giao lưu, ngày lễ, ngày tết thì còn khua luống, chống chiêng, khặp thái, thổi sáo- kèn bè…Đám tang vẫn còn chống chiêng, thổi kèn. Tuy nhiên số người biết sử dụng, biết khặp Thái- đang Mường còn rất ít và cũng ít được quan tâm duy trì và khôi phục.
2.2. Hệ thống Chùa, Đền, Đình, Miếu....trên địa bàn xã:
Xã Phú Xuân không có Đình, Chùa, Đền, chỉ có Miếu: Từ trước thập kỷ 60 mỗi Bản-Làng có một cái Miếu, đặt ở đầu làng hay gần mó nước. Người dân tộc Thái gọi là “thiêng sừn”, người dân tộc Mường gọi là “ má sân”. Cả hai dân tộc Thái-Mường đều có quan điểm như nhau đó là nơi thờ cúng vào dịp đầu năm mới để cầu cho mưa thuận, gió hòa, cả bản làng đều khỏe mạnh, yên vui, làm ăn phát lộc, phát tài trong những năm mới. Khi tổ chức thờ cúng các gia đình trong bản đóng góp tự nguyện trên cơ sở quy định của già bản. Cúng xong ăn uống tại chỗ, không được đem về nhà, rất kiêng kỵ sợ điều không hay gặp phải trong năm mới. Từ ngày xây dựng Hợp tác xã cấp cao vào năm 1964 đến nay không còn tổ chức thờ cúng, do Miếu được làm bằng tre-nứa nên cũng không còn dấu tích gì. Hiện nay chỉ còn một số ít gia đình còn có người biết mo- khấn dựng lều cúng thổ địa, có ý nghĩa nhằm phủ hộ cho việc mo- khấn của gia đình họ mà thôi.
2.3. Những văn bia, sắc phong còn lưu giữ:
Người Thái họ Lò khằm còn lưu giữ được con dấu ‘ bằng đồng- khắc chữ Thái’ và cuốn sách viết bằng chữ Thái, ông Hà Minh Dương ở bản Mỏ lưu giữ con dấu, ông Hà Văn Nối giữ sách sứ Thái.
2.4. Lễ hội trên địa bàn xã: xã Phú Xuân không có sử tích về lễ hội, nhưng hàng năm vào dip nghỉ Tết nguyên đán các bản tổ chức, có thể được tổ chức ở cấp xã về việc vui chơi, giao lưu, thi đấu cũng có thể có quy định giải thưởng, nhưng chủ yếu là giao lưu vui chơi các trò chơi như: tó lẹ,chọi cù, ném còn, đi kaf keo, kéo co, đánh đu, cầu thăng bằng, nhạy, múa, khặp đối, khua lóng, trống chiêng…cho đến nay vẫn được duy trì tổ chức và khai thác kết hợp thêm một số môn chơi mới.
2.5. Các trường ca, truyện thơ, khặp đối, khặp giao duyên, mở cổng mường, mời trầu, xin con cháu khi chuẩn bị về nhà chồng, xin của hồi môn: Truyền thống của người dân tộc Thái trước đây không thể thiếu được trong các ngày vui, ngày có ý nghĩa quan trọng như: trường ca Ut Thêm, khặp giao duyên giữa Trai- Gái, đối khẩu giữa các bên hai làng, hai quê, hai thông gia với nhau
2.6. Các sinh hoạt văn hóa mang ý nghĩa tâm linh như Mo người quá cố, Cúng tổ tiên, làm Vía, làm Chá, Chiêng, cúng Thần đất, Nóc nhà, Bếp, nương rãy, ruộng v.v:
Những nội dung sinh hoạt văn hóa tâm linh nêu trên tước đây đều có. Làm chá, chiêng, cúng thần đất, rãy, ruộng hiện nay hầu như không còn. Những tục lễ khác còn nhưng đều giảm gọn , mo đám tang thông thường chỉ 24 giờ, không quá 48 giờ. Mo một đám ma thông thường chỉ có 3 bài “ mo cho biết ngày sinh- tử, cho ăn uống những thứ con- cháu đến phúng viếng rồi cầu mong được phụ hộ con cháu và mo tiễn đưa người quá cố về nghĩa địa với tổ tiên an nghỉ vĩnh viện!
Chôn cất xong người quá cố, thường là sáng ngày hôm sau con , cháu và đại gia đình tổ chức đi ra mổ đưa cơm lần cuối và sửa sang bổ sung mồ mạ, xong về tổ chức nhờ mo gọi nhập linh hồn người quá cố lên gường thờ, kết hợp gọi vía cho cả gia đình “ cầu mong không có lạc hồn vía, để đại gia đình ai cũng được khỏe mạnh, làm ăn đều thành đạt”. Điều kiêng kỵ dân tộc Thái khi mẹ mất con trai kiêng 3 năm, 3 tháng, 3 ngày những món ăn mà mẹ kiêng khi mẹ đang tuổi sinh con, “ kiêng theo từng loại 1 tháng, 3 tháng, 1 năm, trên 3 năm”, con gái không phải kiêng các món ăn. Người Mường nếu Mẹ có sinh con gái thì cả con trai con gái đều không phải kiêng, nếu không sinh con gái thì con trai đều kiêng như dân tộc Thái.
Cúng ma nóc nhà, thần bếp đa số dân tộc Thái- Mường còn duy trì với quan niệm là: nóc nhà là tổng hợp ma cổ, những người không còn con cháu thờ cúng chính, chết do chiến tranh, tai nạn đặc biệt, mất tích…Thần bếp tuy cúng không cầu kỳ nhưng có ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Có ý nghĩa phủ hộ gia đình, cơm ngon, canh ngọt, sức khỏe dồi dào, làm ăn thành đạt.
2.7. Những phong tục, tập quán thường duy trì lâu nay :
Phong tục dân tộc Thái- Mường đều giống nhau: Về quan hệ gia đình gọi theo lớp ‘ông- con- cháu- chắt…’cùng lớp người sinh trước gọi anh- chị, sinh sau gọi em, ‘ không gọi theo con chú- con bác, cô- cậu’. Thứ tự cấp dưới luôn kính trọng cấp trên ‘ cấp dưới luôn ngồi phía dưới, ăn uống có mời và kỵ nhất chỉ việc bằng chân, luôn luôn phải chỉ bằng tay bất cứ công việc gì’. Làm nhà sàn truyền thống có điểm khác nhau theo dòng họ như: Họ lò ‘Hà’ nằm quay đầu về phía ngọn cây sà dọc, khi chết thì nằm ngang quay chân về hướng đặt gường thờ. Họ Lương thì nằm quay đầu về gốc cây sà dọc, khi chết đặt quan tài vào chính giữa cây sà dọc. có chung quan điểm khi còn sống không được nằm chỉ chân vào gường thờ.
2.8.Các danh hiệu của xã: Xã văn hóa/ Xã đạt chuẩn nông thôn mới/ Xã anh hùng hoặc các danh hiệu khác/ cấp công nhận, năm đạt danh hiệu:
- Trạm y tế đạt chuẩn Quốc gia gia đoạn 2000-2010 và 2011- 2020.
- Trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức độ I năm 2016.