Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
98248

Lịch sử hình thành

Ngày 15/11/2017 22:43:18

1. Tên gọi

1.1. Tên gọi trước đây: xã Phú Xuân, tên gọi theo tiếng Việt, ý nghĩa của tên gọi có tên ghép từ hai xã Phú Lệ và xã Hồi Xuân. Phú Lệ gồm có 5 bản chia xuống là: bản Mỏ, bản Pan, bản Bá, bản bản Phé, bản Mý ; xã Hồi Xuân chia lên gồm có 6 bản đó là: bản Eó, bản Gía, bản Vui, bản Sa Lắng, bản Tân Sơn, bản Thu Đông , thành xã Phú Xuân với 11 bản; 5 bản từ Phú Lệ thuộc Mường ánh, 6 bản chia từ Hồi Xuân thuộc Mường Ca Da.

1.2.Tên gọi: xã Phú Xuân, tên gọi theo tiếng Việt, ý nghĩa của tên gọi

“ Phú’’ có 5 bản từ Phú Lệ - “ Xuân” có 6 bản từ xã Hồi Xuân sáp nhập lại thành xã Phú Xuân, xã có chiều dài theo Quốc lộ 15A là 12 km, rộng nhất từ đầu bản Tân Sơn đến cuối bản Gía là 15 km. Tái thành lập xã, chia xã Phú xuân thành hai xã Phú xuân và Thanh Xuân. Xã Phú Xuân giữ nguyên tên gốc và 5 bản thuộc Mường ánh ngày xưa. Xã Thanh Xuân đặt tên mới và có 6 bản thuộc Mường Ca da.

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Ngày 20 tháng 6 năm 1966 thành lập xã Phú Xuân theo Quyết định số 98 ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ nội vụ “ v/v điều chỉnh địa giới hành chính , các xã thuộc Huyện Quan Hóa,Thanh Hóa”.

quyết định số 19- HĐBT ngày 29 tháng 2 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng “v/v chia xã Phú Xuân thành 2 xã Phú Xuân và Thanh Xuân”.

2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã: Truyền thuyết kể lại cuối thời thực dân – phong kiến, 5 bản của xã phú xuân hiện nay thuộc pọng tớ của Mường ánh, hoặc có tên khác là pọng Phé “ tên bản Phé hiện nay’’. Pọng này chịu sự cai quản của tạo Mường ánh và nộp thuế, các khoản cho Mường ánh. Cuối thập kỷ 60 có 2/3 dân số bản Mỏ từ suối có mằn trở xuống chịu sự cai quản và nộp các khoản của Mường Ca Da.

Trong thời điểm đó dân cư chưa ổn định có chuyển từ làng này sang làng khác, nhiều nhất ở bản Pan có nhóm họ Lò, họ Lương từ bản Mỏ xuống, từ bản Phé và nhiều nơi khác đến. Cho đến nay cũng là bản có nhiều người dân ở nơi khác đến cư trú làm ăn sinh sống nhiều nhất so với các bản trong toàn xã, vì bản Pan có lợi thế về nhiều mặt “ đồi núi thoai thoại, đất mầu mỡ, giao thông thuận lợi, đầu cầu treo nối liền các bản bên bờ tây sông Mã…”.

2.3. Địa dư hành chính của xã khi mới thành lập 5 bản khu trên thuộc Mường ánh, 6 bản ở khu dưới thuộc Mường Ca da. Tái thành lập xã năm 1988 xã Phú Xuân giữ nguyên 5 bản khu trên thuộc Mường ánh, nay con gọi là một trong 4 xã Phú Lệ cũ được chia ra.

3. Đặc điểm tự nhiên

3.1.Khái quát đặc điểm địa hình của xã Phú Xuân từ khi tái thành lập năm 1988 đến nay: Tổng chiều dài địa giới hành chính là: 24.780m.Trong đó giáp với xã Phú Lệ là 5.780m; giáp xã Thành Sơn, huyện Bá Thước là 2.050m; giáp với xã Thanh Xuân là 10.920m; giáp với xã Phú Sơn là 5.730m. Chiều dài theo đường Quốc lộ 15A từ đầu bản Pan đến cuối bản Mỏ là 4,6 km, nơi rộng nhất từ Đông sang Tây là 6 km.

Đường địa giới hành chính chủ yếu đi theo sông, suối, đỉnh núi, có 4 mốc: 1 mốc 3 mặt, 3 mốc 2 mặt đó là:

-Mốc 3 mặt có số hiệu: PX-TX-PS.3X. 859

-Mốc 2 mặt số hiệu: PL-PX.02X.861; PX-TX.02X. 862; PS-PX. 02X.860.

Các mốc, tuyến địa giới các xã giáp danh đã được UBND các xã lập bản đồ và có thuyết minh kèm theo những điểm nối đặc trưng theo tiếng địa phương lưu tryền lại, một số điểm nội bật như: phía bắc giáp bản Sại xã Phú Lệ có điểm suốt phát từ Sông Mã tại cửa Suối Có pục về hướng Đông theo Suối Có pục cắt qua đường Quốc lộ 15A thẳng lên Pom Có lềm, theo dông lên đỉnh Póm Pá hịa, theo đường chim bay đến Thắm Có cọ, có điểm cắt ở ngọn Suối Bái tại Piềng có Há- buốc Nặm mến, tiếp tục theo dông đến póm Có sín, theo dông tiếp đến tạng Có Sín Láu Mẹo. Từ đó cắt thẳng lên đỉnh phá Nàng mọn- đỉnh núi này điểm gặp nhau ba xã : Phía Đông thuộc xãThành Sơn,huyện Bá Thước; phía Bắc xã Phú Lệ; phía Nam xã Phú Xuân. Từ đỉnh phá Nàng mọn theo dông phân thủy về hướng nam đến đỉnh phá Khòng, bên hướng đông là xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, phía Tây là xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa. Theo hướng từ Đông về Tây- từ đỉnh núi hướng về Sông mã, tiếp từ phá Khòng “ phá máy” xuống háng Khòng đi sang yên ngựa phá Lộc xuống theo dông Săn dào, đến ngã ba Suối U, theo Suối U qua Quốc lộ 15A ra Sông mã- phía bắc là bản Pan xã Phú Xuân- phía nam là bản Thu Đông xãThanh Xuân. Trên Sông mã tai kíu Sa ná phân dòng và xuôi dòng Sông 500m đến tại cửa Suối Có sán theo suối rồi đi theo dông phân thủy lên hang Tặng- đến hang Tooa- lên Tảng pơcs- lên đỉnh cột mốc 3 mặt có ký hiệu PX-TX-PS.3X.859. phía Bắc là bản Bá, xã Phú Xuân- phía Nam là bản Vui, xã Thanh Xuân. Đường địa giới tiếp tục đi theo đường phân dông, phân thủy về phía Tây- Tây Bắc rồi hướng Đông ra Sông Mã. Đi qua các điểm thuyết minh: pha Viết- Đông bat- phá Phứa theo suối Phằn pín ra Sông mã, phân dòng Sông và đi ngược đến cửa Suối có Pục là khép kín địa giới hành chính xã Phú Xuân, tại đoạn này phía Bắc giáp với bản Ôn ra bản Chiềng xã Phú Sơn- phía Nam giáp với bản Mý ra bản Phé xã Phú Xuân.

3.2 Khái quát các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã:

Đất lâm nghiệp 2.182,88 ha chiếm 89,83 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 1.089,26 ha, rừng đặc dụng 950,65 ha, đất rừng phòng hộ 142,97 ha, đất trồng lúa chỉ có 36,20 ha, còn lại đất khác. Đất rừng sản xuất tập trung cây luồng chiếm trên 80%, còn lại cây xoan, lát…

3.3 Hướng sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã:

- Sông Mã: là sông lớn nhất chạy qua xã theo hướng Bắc về Nam chia cắt dân cư của xã nằm dọc theo hai bên bờ Sông Mã “ Sông Mã chạy song song với Quốc lộ 15A” bên bờ Tây có 3 bản Bá – Phé – Mý; bên bờ Đông theo quốc lộ 15A có 2 bản Pan – Mỏ. Từ bản Pan sang bản Bá có cầu treo bắc qua nối liền hai bên bờ sông Mã.

Ngày xưa chưa có cầu treo người dân đi lại bằng thuyền độc mộc, cứ khoảng 3 năm phải thay thuyền mới, nên xã thường xuyên phải chi một khoản ngày công và tiền khá lớn để làm thuyền mới và trả công cho người chăm thuyền và sang đò. Tuy vậy cũng vô cùng khó khăn trong đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí cứ vài năm lại xảy ra tai nạn đắm thuyền cướp đi vài mạng người. Từ năm 2001 có nguồn vốn chương trình 135 Chính Phủ của 2 năm 2000-2001 xây dựng được cầu treo qua sông Mã, nhân dân phấn khởi và phát huy tối đa hiệu quả của cây cầu, từ đó cứ phát triển theo năm tháng, không chỉ 3 bản Bá-Phé-Mý xã phú Xuân mà cả những bản lân cận của xã Thanh Xuân, xã Phú Sơn…và người dân trong và ngoài xã đều được hưởng lợi từ cây cầu treo này.

- Suối Bái- thuộc địa phận bản Mỏ: Chạy từ chân núi phá Nàng mọn, nay thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông qua địa phận bản Tân Phúc xã Phú Lệ, qua khe núi đá vào địa phận bản Mỏ, xuôi về hướng tây ra sông Mã. Suối Bái gọi theo tiếng dân tộc Thái- Bái có nghĩa là bơi thuyền, mãng qua sông, suối. Ngày xưa có nhóm họ Lò từ bản Khoa Phú Sơn xuống canh tác ở piềng Dớng thuộc bản Chiềng xã Phú Sơn, giáp với bản Phé xã Phú Xuân hiện nay. Tận dụng nguồn nước Suối bái, bà con sang canh tác, khai hoang ruộng nước, thường ngày đi lại bằng thuyền, mãng, cho nên đặt tên cho khu ruộng đó là Nà bái.

- Suối cống- thuộc địa phận bản Mỏ: dồn nước từ chân phá Nàng mọn qua eo núi đá xuống Sông mã. Suối cống gọi theo tiếng dân tộc Thái- Suối có nguồn nước ít, suối cạn, có nước chạy từng đoạn chủ yếu là chạy ngầm, chỗ nước chạy ra nhiều nhất tại gốc Cây cống gọi theo tiếng Thái “cây sung đất”

Ngoài 2 con suối trên bản Mỏ còn có các con suối cạn nhỏ, đều chạy hướng Đông về Tây ra Sông Mã, thứ tự từ giáp xã Phú Lệ đến bản Pan như: Suối có Pục “cây bưởi”; Suối có Mằn “cây thầu dầu”; Suối có Hú “cây giáng”; Suối bơng.

- Suối Pan thuộc địa phận bản Pan: nguồn chạy từ một phần chân núi phá Nàng mọn qua eo núi đá xuôi về hướng Tây ra sông Mã. Suối gọi theo dân tộc Mường và gọi theo 3 đoạn có tên khác nhau: đầu nguồn gọi suối Háng Đáng, đoạn giữa gọi huối Kệnh, đoạn cuối ra sông Mã gọi huối Pan.

- Phía Nam giáp bản Thu Đông xã Thanh Xuân có chung Suối U là dường địa giới của 2 xã Phú Xuân- xãThanh Xuân.

- Suối Bá thuộc bản Bá: gọi theo tiếng Thái “ có bá- cây đa”.

-Suối Mý- Phé: suối này từ nguồn chạy ra hết địa phận bản Mý gọi là huối mý- theo tên Bản; đoạn qua bản Phé ra sông Mã gọi là huối Phé, gọi theo tên bản.

Ngoài ra các bản còn có các con suối nhỏ: Bản Pan có suối: huối Khảnh, huối Hang tặng “hang dơi”, huối Huôi, huối Từm; Bản Bá có các suối: huối có Sán “cây xổ”, hoọa si li “ cửa suối ra ngay ở vũng nước sông mã chạy quận, thường có cây cối, xác động vật và người chết đuối dạt vào, người Mường gọi xác người chết là si li ”; Bản Phé có các suối nhỏ: huối khên, huối Hế, huối Bó; Bản Mý có các suối nhỏ: hoọa Cải “cây vại”, hoọa C lám “ cây trám”, hoọa Pùng “cây bông hôi” “ suối người Thái gọi là Huối – người Mường gọi là Hoọa”.

3.4 Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

c) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi; thuộc địa bàn các bản nào

- Phá khòng có tên khác là Phá máy, là đỉnh núi cao nhất ở xã Phú Xuân, có độ cao so với mặt biển 1.665 mét so với mặt Biển, thuộc địa phận bản Pan. Tên gốc là Pha khòng do người dân tộc Thái đặt tên, đó là mốc địa giới với xã Thành Sơn, huyện Bá Thước thuộc Mường khòng. Năm 1965 núi đá tự nhiên bốc cháy nghi núi lửa từ đó người dân bản Pan đặt tên là phá máy- theo tiếng dân tộc Thái “Pha” là núi đá, “Máy” là cháy. Như vậy theo thuyết minh pha khòng hoặc pha máy đều đúng theo địa phương hay dùng.

Pha Lộc thuộc địa phận bản Pan ở phía dưới pha Máy, có độ cao 967 mét, lộc có nghĩa lốc, núi đá này có yên ngựa là địa giới xã Phú Xuân và xãThanh Xuân, đỉnh bên phú xuân cao hơn đỉnh núi bên xã Thanh Xuân.

- Pom pá hịa: thuộc địa phận bản Mỏ, theo tiếng dân tộc Tháí “ pom pá hịa” là đỉnh đồi rừng nứa, có độ cao 780 mét so với mặt Biển, nằm trên đường địa giới bản Sại xã Phú Lệ và bản Mỏ xã Phú Xuân.

- Phá có cọ: thuộc địa phận bản Mỏ, tiếng dân tộc Thái “ có cọ” là cây cọ, đỉnh núi đá có độ cao 1.200 mét có duy nhất một cây cọ, đỉnh núi đá này nằm trên đường địa giới hành chính bản Tân phúc xã Phú Lệ và bản Mỏ xã Phú Xuân.

- Đỉnh đông côi: thuộc địa phận bản Mý, theo tiếng dân tộc Mường “ đông côi” có nghĩa là đỉnh đồi gỗ cao nhất so với những đồi xung quanh, có độ cao 847 mét so mặt Biển.

- Phá báu: thuộc địa phận bản Mý, theo tiếng dân tộc Thái “ phá báu” là núi đá Nâu, có nghĩa rừng núi đá có nhiều củ Nâu, có độ cao 1.008 mét so với mặt Biển, nằm trên đường địa giới hành chính bản Ôn xã Phú Sơn và bản Mý xã Phú Xuâ

3.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của xã:

- Hang kia ở pù Bái: thuộc địa phận bản Mỏ nằm trong rừng gỗ- nứa, bên cạnh suối Bái, được gọi theo tiếng dân tộc Thái- háng kía là hang con Dơi.

- Hang Thắm Tươi: nằm giữa đồi phía sau đội 2 bản Mỏ, được gọi theo tiếng dân tộc Thái. Hang sâu có nước chạy ngầm, có con Dơi, chuột đá ở, ngày xưa có cả con Lon ở. Người xưa kể lại: ném một cuộn lá dong xuống hang, sau 3 ngày- 3 đêm thì thấy nổi ở ngoài sông Mã cách hang chừng 1,5 km và kể rằng có 2 thanh niên có tên là Thắm và Tươi cùng nhau lên hang bắt con Dơi, do 2 người tranh yêu một Cô gái sinh đẹp, nên nảy sinh ý đồ sát hại nhau, Tươi đẩy Thắm rơi xuống hang mất tích, do đó người Thái đặt tên là hang Thắm Tươi “Thắm theo tiếng Thái còn có nghĩa là hang thiêng”.

- Hang thắm Pom: nằm giữa đỉnh đồi phía sau đội 2 bản Mỏ, được gọi theo tiếng dân tộc Thái. Hang có con lon, con dơi, chuột đá, hang cao thoáng chứa được khoảng 30 c người. Thắm người Thái dùng chung cho các hang có con Lon, con Dơi ở và có nghĩa thắm là thiêng liêng. Pom có nghĩa là đỉnh đồi, đỉnh núi, hang ở đỉnh đồi nên đặt tên hang Thắm Pom. Thời chiến tranh Pháp- Mỹ người dân thường vào trú ẩn.

- Hang thắm pá páng: thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ở địa phận bản Pan, được gọi theo tiếng Thái “ Thắm là thiêng- Pá Páng là rừng chuối rừng”, hang nằm ở thung lũng cây chuối rừng và rất sâu chưa ai đo được và không giám đến gần miệng hang, nên gọi Thắm Pá Páng.

- Hang Tặng: ở Pù Khảnh thuộc bản Pan, được gọi theo tiêng dân tộc Mường “ Tặng là con Dơi” có nghĩa là hang con Dơi, hang rộng, sâu chứa được khoảng 50 người.

- Hang Khum Lúm: thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở địa phận bản Pan, được gọi theo tiếng dân tộc Thái “ Khum là điểm chủng xuống giữa khu rừng rộng nước mưa chạy dồn về, Lúm là giữa điểm chủng có hang lún xuống rất sâu” và có luồng gió thổi lên, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, nên gọi hang Khum Lúm.

- Hang Từm: ở địa phận bản Pan, cách đường Quốc lộ 15A đi lên núi chừng 700 mét, hang rộng và sâu thẳng đứng.

- Hang Tặng và Hang Tooa, đều ở địa phận bản Bá cùng nẳm trên sóng núi đường địa giới 2 xã Phú xuân và Thanh Xuân, 2 hang cách nhau chừng 300 mét, được gọi theo tiếng dân tộc Mường ‘ Tặng là con Dơi- Tooa là con lon’.

- Hang Pha Đanh: Thuộc địa phận điểm mốc 3 bản ‘ Phé-Bá- Mý’, được gọi theo tiếng dân tộc thái ‘ pha là núi đá, đanh là đỏ’, nên gọi là pha đanh. Núi đá có nhiều đá màu đỏ và ngày xưa có một quan tài bằng gỗ ở trong hang .

Hang cám: thuộc địa phận bản Mý, được gọi theo tiếng dân tộc Mường…hang rộng và sâu có nước chạy ra từ trong hang, chạy dồn theo con suối nhỏ gọi là suối Cám, chạy ra suối Mý ở trung tâm bản Mý.

- Hang Tặng: thuộc địa phận bản Mý, được gọi theo tiếng dân tộc Mường, ‘Tặng là con Dơi’ hang có con Dơi ở nên gọi là hang Tặng.

b) Sự tích hang, động

3.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã:

- Púng Mẹo – láu Mán: là thung lũng liền kề thuộc địa phận bản Mỏ và bản Pan giáp với địa giới xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, nay thuộc khu bảo tồn Quốc gia thiên nhiên Pù Luông. Được gọi theo tiếng dân tộc Thái, trước năm 1960 có người dân tộc Mông, tiếng dân tộc Thái gọi là Phú Mẹo, và người dân tộc Giao, tiếng dân tộc Thái gọi là Phú Mán đến ở và phát nương làm rãy, chặt phá hết cây gỗ to,chỉ còn để lại rừng lau lách cây tái sinh. Theo tiếng dân tộc Thái “láu” là rừng non lau lách và đặt tên gọi tắt là Púng Mẹo - Láu Mán.

3.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã:

Các loại động vật có trên địa bàn xã như: Trâu rừng, bỏ rừng, nai, hoãng, sơn dương, hổ, báo, gấu, khỉ, vượn, voọc đuôi dài,voọc mông trắng, lợn rừng, lựng lợn, nhiều loại con cầy, cáo, tê tê, lon, nhím, gà lôi, gà rừng, chim phượng hoàng và nhiều loài chim, sóc, cày bay, cu li, trăn, rắn…Phân bổ chủ yếu ở 4/5 bản ‘Mỏ- Pan- Bá- Mý’, tập trung ở 2 khu và vùng đệm Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông- Pù Hu.

Các loài đã tiệt chủng là: Trâu, bò rừng, nai, tê tê và có nguy cơ tiệt chủng là vượn, voọc ,khỉ, sơn dương, gấu. Ngoài ra còn nhưng số lượng giảm dần.

3.8. Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây và hiện nay. Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu : Thực vât rất phong phú, nhiều loài như: nghiến, sến, tấu, mày lái, trò chỉ, dổi, dâu, vàng tâm, sâng, sấu, dẻ, muồng… Phân bổ chủ yếu 4/5 bản ‘ Mỏ- Pan- Bá- Mý’. Luồng, tre, nứa , giang…phân bổ cả 5/5 bản. Ngoài ra còn có nhiều tầng thảm thực vật, cây làm thuốc có giá trị sử dụng thuốc nam cổ truyền và cây dược liệu… Phân bổ khắp cả 5 bản.

Các loài thực vật gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc có trên điaị bàn xã như:

Các loài cây trên đều còn, tuy nhiên nhiều loại gỗ quý, cây nhiều năm tuổi đã bị chặt phá do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do phát nương làm rẫy những năm đầu thập kỷ 90 và bị lén lút chặt phá qua nhiều năm trước đây. Các loại gỗ rừng có giá trị kinh tế rất lớn, nên được quản lý nghiêm ngặt ở 2 khu bảo tồn. Gía trị kinh tế hiện nay là luồng, nứa, gỗ vườn như xoan, lát… là cây làm chủ có thu nhập chủ yếu của cả xã.

4. Đặc điểm lịch sử

4.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã.

4.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý: Năm 2008, đồng chí: Ksor Phước – Chủ tịch Hội Đồng Dân tộc của Quốc Hội về thăm và làm việc tại xã Phú Xuân: Đồng chí đến bản thăm Chương trình làm nhà 134CP và động viên các gia đình hộ nghèo người dân tộc Thái, Mường, quyết tâm không cam chịu đói ngèo phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng chí Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc Hội, về thăm, tặng quà một số gia đình chính sách, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn xã, vào năm 2012.

4.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

- Những đóng góp to lớn của nhân dân Phú Xuân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 và ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, quân và dân trong huyện đã luôn thực hiện tốt lời kêu gọi kháng chiến cứu quốc của Bác Hồ kính yêu.

Ở lại hậu phương, nhân dân các dân tộc trong xã hăng hái thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất, sẵn sàng đóng góp cho kháng chiến. Mở đầu việc đóng góp sức người, sức của cho chiến trường là mọi người hưởng ứng tham gia 3 cuộc vận động lớn do Đảng và Bác Hồ phát động, đó là:

- Cuộc vận động bán lúa khao quân của Hồ Chủ Tịch (tháng 8-1949), toàn xã đã bán được trên 500kg thóc.

- Cuộc vận động ủng hộ bộ đội địa phương: Toàn xã đã góp được 370kg thóc, có gia đình đống góp cả lợn, gà, vịt, vải vóc, thời gian này Hồi Xuân góp được gần 3.000đồng, có gia đình ủng hộ trên 100 đồng đến 200 đồng.

Cuối năm 1951, Đảng và Nhà nước ta ban hành công trái quốc gia và công phiếu kháng chiến, nhân dân các dân tộc Hồi Xuân lại nô nức tham gia mua các loại công phiếu này. Kết quả cả xã mua 30 tờ công trái quốc gia và 42 tờ công phiếu kháng chiến với tổng số tiền là: 4.980 đồng.

Cũng trong thời gian này, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mở màn (3-1954), theo tiếng gọi của tuyền tuyến, cùng hành quân với hàng vạn chiến sĩ, dân công cả nước, nhiều chiến sĩ và dân công (trong đó có những người con của quê hương xã Phú Xuân ngày nay) đã tạm biệt gia đình, quê hương lên đường tham gia chiến dịch, hàng vạn tấn hàng hóa, lương thực của hậu phương Quan Hóa tỏa về các nẻo đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đã có rất nhiều người tham gia dân công hỏa tuyến, hàng năm đã huy động hàng trăm lượt người và vài chục thuyền độc mộc lên đường vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược...cho chiến trường, cùng nhân dân cả nước kiên quyết đập tan kế hoạch NaVa, quyết tâm giành thắng lợi tại chiến trường Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Hồi Xuân lúc bấy giờ đã huy động trên 500 lượt người và trên 4.000 ngày công phục vụ tiền tuyến. Trong số những con đường chạy qua Quan Hóa ra Hòa Bình - Điện Biên và Lào thì các xã Hồi Xuân, Phú Nghiêm, Phú Lệ là 3 điểm giữ vị trí quan trọng. Với bản chất xâm lược và ngoan cố, hiếu chiến, địch quyết tâm chặn đánh các đoàn quân tiếp viện cho chiến trường. Chiều ngày 15-4-1954, 51 tên biệt kích nhảy dù xuống Hồi Xuân và Phú Lệ để phá hoại kho tàng, vũ khí của ta. Dân quân Hồi Xuân và Phú Lệ đã kịp thời phát hiện và bao vây bắt gọn 2 toán biệt kích này.

Đặc biệt là năm thực hiện sắc lệnh nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta (1952-1954). Việc đóng thuế nông nghiệp, được tính tỷ lệ theo thu nhập bình quân của nhân khẩu trong gia đình, chủ yếu là lúa, sắn, thu nhập cao thì thuế suất cũng cao và ngược lại. Thuế được đóng 2 kỳ trong năm, tháng 6 hàng năm tạm thu bằng gần nửa số thuế trong năm và thu trong tháng 12 số thuế còn lại. Trong 3 năm (1952-1954) nhân dân xã Hồi Xuân đã đóng góp trên 5 tấn thóc và trên 6.000 đồng tiền mặt.

Lúc này, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp và Chính quyền, việc tăng gia sản xuất đã đi theo hình thức tổ chức mới, các tổ đổi công ra đời, ba bốn hộ liên kết với nhau cùng làm ăn tập thể được tổ chức thực hiện.

Nhân dân các dân tộc trong xã, hầu hết là lao động thuần nông, nhưng luôn phải chịu cuộc sống áp bức của các tầng lớp phong kiến thực dân. Nay được sống dưới chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, càng thấu hiểu sâu sắc hơn ai hết đó là quyền độc lập tự do của đất nước, của cộng đồng, nên càng hăng hái, sẵn sàng góp sức người, sức của cho chiến trường để giành thắng lợi cuối cùng là: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lừng lẫy năm châu - chấn động địa cầu.

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng

Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ” chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời cũng chấm dứt 100 năm Pháp thuộc. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân huyện Quan Hóa nói chung và nhân dân xã Phú Xuân nói riêng cùng nhân dân nhân dân Miền Bắc tiến bước trên con đường Xã hội Chủ nghĩa, làm hậu phương cho tiền tuyến cho Miền Nam sau này.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào năm 1966 xã Phú Xuân được thành lập, với 11 bản trong đó 5 bản xã Phú lệ chia ra thuộc Mường Ánh và 6 bản xã Hồi Xuân sáp nhập thành xã Phú Xuân đã có những thành tích nổi bật như sau:

+ Vừa xây dựng hợp tác xã vừa tăng gia sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu chi viện cho chiến trường theo lời kêu gọi của Bác Hồ “Mỗi người làm việc bằng hai”

+ 5 bản khu trên thuộc Mường Ánh, nay thành 4 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, đã lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất, đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cùng nhau tham gia và hoàn thành tốt trong đấu tranh chống Pháp - Mỹ, đánh đuổi bè lũ xâm lược. Trong chống Mỹ có điểm phòng không Pha U Hò (bản Páng), Pan Ca Đăng (bản Sại) và đỉnh cột mốc 3 xã tại (bản Mí), nhân dân trong xã cũng như các xã thuộc xã Phú lệ cũ, đều làm tốt nhiệm vụ hậu phương đánh giặc, bắn rơi máy bay Mỹ và được nhà nước tặng danh hiệu xã Phú Lệ là xã Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, và có nhiều gương tốt như Anh Hùng lao động Phạm Bá Hoa, mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Tứ, mẹ 2 liệt sỹ Hà Thị Chom... và nhiều chiến sỹ thi đua, dũng sỹ diệt Pháp, Mỹ, được Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy chương trong chiến đấu và lao động sản xuất.

- Giai đoạn sau giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 1975 – 1986, đây là nhiệm lỳ khởi đầu Đại hội Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 1975 – 1977

Thuận lợi của nhiệm kỳ này là kết thúc kháng chiến chống Mỹ - Miền Nam hoàn toàn giải phóng - Đất nước thống nhất. Tập trung vào khôi phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục xây dựng đi lên CNXH.

Đảng bộ tiếp tục ra Nghị quyết phát triển kinh tế - Xã hội ổn định, Quốc phòng - An ninh đảm bảo. đẩy mạnh thâm canh năng xuất cây trồng, phát triển chăn nuôi, tăng diện tích rừng trồng luồng, tiếp tục khai thác lâm sản, hoàn thành theo chỉ tiêu giao. Phát huy phong trào học tập phát triển văn hoá xã hội, củng cố Quốc phòng – An ninh.

* Trải qua 10 năm thành lập, xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân, đã đóng góp đáng kể, góp phần vào thành tích chung của Huyện, của cả Nước đó là:

- Đóng góp sức người:

+ Số người đi bộ đội: 84.

+Số người đi thanh niên xung phong: 06.

+ Chi viện cho chiến trường: Hàng ngàn ngày công và hàng trăm tấn lương thực - Thực phẩm, sẵn sàng chi viện cho sức người, sức của cho tiền tuyến và làm tốt nhiệm vụ quân sự ở địa phương như: Trực chiến, sơ tán dân, động viên tiền tuyến…

- Những khó khăn và hạn chế: Đời sống kinh tế nhân dân vô cùng khó khăn, nhưng không quản ngại, tự ổn định đời sống và luôn có tinh thần chi viện cho chiến trường Miền Nam.

- Tình hình kinh tế xã hội sau ngày đất nước thống nhất:

Chiến thắng 30/4/1975 càng tạo thêm lòng tin tưởng sâu sắc vào chứng minh lịch sử đường lối lãnh đạo của Đảng. Những lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu đa số hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ chiến đấu xuất sắc đã quay về đoàn tụ với gia đình. Sức mạnh tổng hợp tiền của và trí tuệ không còn phân tán, đã chung sức, chung lòng xây dựng quê hương phát triển kinh tế - Xã hội, củng cố Quốc phòng, đảm bảo An ninh - Trật tự.

* Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh:

- Sau 21 năm trường kỳ kháng chiến, tiềm lực về mọi mặt đều bị hao tổn, những mất mát đau thương của cả dân tộc nói chung và các gia đình chính sách như: Liệt sỹ - Thương binh - Bệnh binh chỉ có thể làm nguôi dần. Con đường xây dựng XHCN làm đổi mới quê hương cũng chỉ giải quyết từng bước.

- Nền kinh tế của xã nhà chủ yếu đang là tự túc tự cấp. Tập quán sản xuất lạc hậu chủ yếu dựa vào thiên nhiên, tiềm năng sẵn có của địa phương chưa được khai thác tận dụng, đời sống nhân dân mới chỉ tạm ổn định, chuyện thiếu ăn đôi 3 tháng trong năm ở một số hộ còn xảy ra.

- Tình hình văn hoá xã hội được quan tâm việc học tập, đào tạo ngề được phát triển. Tuy nhiên khả năng đầu tư có hạn, một số chính sách chưa được giải quyết, mọi việc đang thuộc vào điều kiện kinh tế chung của đất nước và kinh tế của xã đang phát triển ở mức độ thấp.

- Âm mưu xâm lược thôn tính phá hoại của đế quốc Mỹ không từ bỏ, các thế lực thù địch tăng cường chống phá thâm độc và nham hiểm. Sự kiện phía Bắc – Phía Tây nam lại tiếp tục làm cho ta phải hy sinh mất mát sức người và tiền của để đối phó với kể thù và làm nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn.

Tuy nhiên những mất mát đau thương đó cũng không thể làm lung lay quan điểm lãnh đạo của Đảng và con đường củng cố xây dựng XHCN của chúng ta. Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân vẫn trên con đường xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, khắc phục đưa nền kinh tế phát triển, VHXH luôn duy trì và đổi mới, tình hình quốc phòng – An ninh đảm bảo tốt, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả lãnh đạo, quản lý…

- Từ năm 1986 đến 2016 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ phấn đấu vươn lên của nhân dân. Tổng kết lịch sử xây dựng và phát triển xã Phú Xuân 50 năm qua, có những thành tích nổi bật chủ yếu như: Tăng trưởng kinh tế bình quân năm 13%/năm, thu nhập bình quân đầu người 18 triệu đồng/người/năm; độ che phủ rừng trên 84%; xây dựng nông thôn mới xã đạt 14/19 tiêu chí; có 5/5 bản và 02 cơ quan văn hóa được cộng nhận văn hóa các cấp:: 01 cấp tỉnh còn lại cấp huyện, trường Tiểu Học đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2016; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2000 – 2010 và 2011 – 2020. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

- Tổng kết 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân xã Phú Xuân đã đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc: Bộ đội du kích chống Pháp: 09 đồng chí; tham gia chống Mỹ cứu nước 84 đồng chí; tham gia bảo vệ Tổ quốc 109 đồng chí.

Di tật và hậu quả chiến tranh để lại: Thương binh: 08 đồng chí; liệt sỹ 17 đồng chí; nhiễm chất độc hóa học 12 đồng chí trực tiếp và 05 người con gián tiếp. Được phong tặng 02 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tổng Huân, Huy chương các loại 298.

4.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước:

- Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Tứ ở bản Mỏ, bà có một con duy nhất là

Hà N gọc Đơ là liệt sỹ, chồng bà Hà Văn Tem là nông dân làm ăn lương thiện, năng lao động sản xuất, kai hoang được hơn 4.000 m2 ruộng nước và 2 con trâu đưa vào HTX bản Mỏ.

- Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Chom ở bản Mỏ, bà có 2 con Hà Văn Quặt, Hà Văn Dênh đều là liệt sỹ, tuy có nhiều khó khăn nhưng gia đình bà đều vượt qua và có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quê hương, đất nước.

- Gia đình ông Hà Văn Nghiêm ở bản Mỏ, năm 1966 thành lập xã Phú Xuân, được chỉ định làm PBT Đảng ủy- chủ tịch UBND xã lâm thời và được bầu PBT-CT. UBND xã khóa I xã Phú Xuân, sau đó về công tác ở huyện Quan Hóa và nghỉ chế độ hưu trí, con cháu trưởng thành và luôn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương đất nước. Con trai đầu Hà Ngọc Đăng, sau hoàn thành nghĩa vụ quân sự về liên tục tham gia công tác ở bản, ở xã trải qua các chức vụ Phó chủ tịch UBND, chủ tịch UBND và liên tục 3 nhiệm kỳ huyện ủy viên - Bí thư Đảng ủy, 2 nhiệm kỳ kiêm CT. HĐND xã Phú Xuân, đồng chí đã cung tập thể cán bộ và nhân dân trong xã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt nhiều thành tích nổi bật.

- Ông Hà Xuân Pách ở bản Mỏ, nguyên PBT- chủ tịch UBND Phú Xuân khóa II, huyện ủy viên- Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân khóa III. Đồng chí được chuyển công tác về huyện, tham gia nhiều chức vụ khác nhau và được nghỉ hưu. Về xã đồng chí tiếp tục tham gia một khóa chủ tịch Cửu chiến binh xã Phú Xuân. Về tiếp tục tham gia công, tác ở bản Mỏ, đồng chí luôn luôn cống hiến, trách nhiệm, uy tín, được đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng tin yêu, mến phục.

- Ông Hà Văn Tắn ở bản Mý, nguyên trưởng Phòng y thể huyện Quan Hóa đã nghỉ hưu, đồng chí đã có nhiều đóng góp trong cương vị công tác, trong xây dựng gia đình và quê hương. Tích cực lao động sản, sản xuất, đứng đắn gương mẫu, đi đầu về mọi mặt được nhân dân kính trọng và học tập.

- Gia đình ông Hà Văn Chắn ở bản Phé, nguyên cán bộ Lâm nghiệp nghỉ hưu, gia đình đồng chí có 2 anh em được nghỉ hưu trí nhà nước, có con trai đầu đang giữ chức vụ phó bí thư – Chủ tịch UBND xã Phú Xuân. Con cháu đều trưởng thành và có đóng góp đáng kể cho quê hương, đất nước.

- Gia đình ông Phạm Bá Dọng ở bản Pan, đồng chí là Đảng viên lớp đầu tiên của huyện Quan Hóa. Đồng chí tuy không giữ chức vụ lãnh đạo cao, nhưng đã có những đóng góp lớn trong việc tuyên truyền đường lối cách mạng, xây dựng bản mường, có nhiều lý luận, việc làm được nhiều người mến phục. Có hai con trai đều là sỹ quan trong lực lượng Công an nhân dân.

Lịch sử hình thành

Đăng lúc: 15/11/2017 22:43:18 (GMT+7)

1. Tên gọi

1.1. Tên gọi trước đây: xã Phú Xuân, tên gọi theo tiếng Việt, ý nghĩa của tên gọi có tên ghép từ hai xã Phú Lệ và xã Hồi Xuân. Phú Lệ gồm có 5 bản chia xuống là: bản Mỏ, bản Pan, bản Bá, bản bản Phé, bản Mý ; xã Hồi Xuân chia lên gồm có 6 bản đó là: bản Eó, bản Gía, bản Vui, bản Sa Lắng, bản Tân Sơn, bản Thu Đông , thành xã Phú Xuân với 11 bản; 5 bản từ Phú Lệ thuộc Mường ánh, 6 bản chia từ Hồi Xuân thuộc Mường Ca Da.

1.2.Tên gọi: xã Phú Xuân, tên gọi theo tiếng Việt, ý nghĩa của tên gọi

“ Phú’’ có 5 bản từ Phú Lệ - “ Xuân” có 6 bản từ xã Hồi Xuân sáp nhập lại thành xã Phú Xuân, xã có chiều dài theo Quốc lộ 15A là 12 km, rộng nhất từ đầu bản Tân Sơn đến cuối bản Gía là 15 km. Tái thành lập xã, chia xã Phú xuân thành hai xã Phú xuân và Thanh Xuân. Xã Phú Xuân giữ nguyên tên gốc và 5 bản thuộc Mường ánh ngày xưa. Xã Thanh Xuân đặt tên mới và có 6 bản thuộc Mường Ca da.

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Ngày 20 tháng 6 năm 1966 thành lập xã Phú Xuân theo Quyết định số 98 ngày 13 tháng 4 năm 1966 của Bộ nội vụ “ v/v điều chỉnh địa giới hành chính , các xã thuộc Huyện Quan Hóa,Thanh Hóa”.

quyết định số 19- HĐBT ngày 29 tháng 2 năm 1988 của Hội đồng Bộ Trưởng “v/v chia xã Phú Xuân thành 2 xã Phú Xuân và Thanh Xuân”.

2.2. Ghi chép các truyền thuyết/ truyện kể/sự tích/ sự kiện có liên quan đến lịch sử hình thành xã: Truyền thuyết kể lại cuối thời thực dân – phong kiến, 5 bản của xã phú xuân hiện nay thuộc pọng tớ của Mường ánh, hoặc có tên khác là pọng Phé “ tên bản Phé hiện nay’’. Pọng này chịu sự cai quản của tạo Mường ánh và nộp thuế, các khoản cho Mường ánh. Cuối thập kỷ 60 có 2/3 dân số bản Mỏ từ suối có mằn trở xuống chịu sự cai quản và nộp các khoản của Mường Ca Da.

Trong thời điểm đó dân cư chưa ổn định có chuyển từ làng này sang làng khác, nhiều nhất ở bản Pan có nhóm họ Lò, họ Lương từ bản Mỏ xuống, từ bản Phé và nhiều nơi khác đến. Cho đến nay cũng là bản có nhiều người dân ở nơi khác đến cư trú làm ăn sinh sống nhiều nhất so với các bản trong toàn xã, vì bản Pan có lợi thế về nhiều mặt “ đồi núi thoai thoại, đất mầu mỡ, giao thông thuận lợi, đầu cầu treo nối liền các bản bên bờ tây sông Mã…”.

2.3. Địa dư hành chính của xã khi mới thành lập 5 bản khu trên thuộc Mường ánh, 6 bản ở khu dưới thuộc Mường Ca da. Tái thành lập xã năm 1988 xã Phú Xuân giữ nguyên 5 bản khu trên thuộc Mường ánh, nay con gọi là một trong 4 xã Phú Lệ cũ được chia ra.

3. Đặc điểm tự nhiên

3.1.Khái quát đặc điểm địa hình của xã Phú Xuân từ khi tái thành lập năm 1988 đến nay: Tổng chiều dài địa giới hành chính là: 24.780m.Trong đó giáp với xã Phú Lệ là 5.780m; giáp xã Thành Sơn, huyện Bá Thước là 2.050m; giáp với xã Thanh Xuân là 10.920m; giáp với xã Phú Sơn là 5.730m. Chiều dài theo đường Quốc lộ 15A từ đầu bản Pan đến cuối bản Mỏ là 4,6 km, nơi rộng nhất từ Đông sang Tây là 6 km.

Đường địa giới hành chính chủ yếu đi theo sông, suối, đỉnh núi, có 4 mốc: 1 mốc 3 mặt, 3 mốc 2 mặt đó là:

-Mốc 3 mặt có số hiệu: PX-TX-PS.3X. 859

-Mốc 2 mặt số hiệu: PL-PX.02X.861; PX-TX.02X. 862; PS-PX. 02X.860.

Các mốc, tuyến địa giới các xã giáp danh đã được UBND các xã lập bản đồ và có thuyết minh kèm theo những điểm nối đặc trưng theo tiếng địa phương lưu tryền lại, một số điểm nội bật như: phía bắc giáp bản Sại xã Phú Lệ có điểm suốt phát từ Sông Mã tại cửa Suối Có pục về hướng Đông theo Suối Có pục cắt qua đường Quốc lộ 15A thẳng lên Pom Có lềm, theo dông lên đỉnh Póm Pá hịa, theo đường chim bay đến Thắm Có cọ, có điểm cắt ở ngọn Suối Bái tại Piềng có Há- buốc Nặm mến, tiếp tục theo dông đến póm Có sín, theo dông tiếp đến tạng Có Sín Láu Mẹo. Từ đó cắt thẳng lên đỉnh phá Nàng mọn- đỉnh núi này điểm gặp nhau ba xã : Phía Đông thuộc xãThành Sơn,huyện Bá Thước; phía Bắc xã Phú Lệ; phía Nam xã Phú Xuân. Từ đỉnh phá Nàng mọn theo dông phân thủy về hướng nam đến đỉnh phá Khòng, bên hướng đông là xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, phía Tây là xã Phú Xuân, huyện Quan Hóa. Theo hướng từ Đông về Tây- từ đỉnh núi hướng về Sông mã, tiếp từ phá Khòng “ phá máy” xuống háng Khòng đi sang yên ngựa phá Lộc xuống theo dông Săn dào, đến ngã ba Suối U, theo Suối U qua Quốc lộ 15A ra Sông mã- phía bắc là bản Pan xã Phú Xuân- phía nam là bản Thu Đông xãThanh Xuân. Trên Sông mã tai kíu Sa ná phân dòng và xuôi dòng Sông 500m đến tại cửa Suối Có sán theo suối rồi đi theo dông phân thủy lên hang Tặng- đến hang Tooa- lên Tảng pơcs- lên đỉnh cột mốc 3 mặt có ký hiệu PX-TX-PS.3X.859. phía Bắc là bản Bá, xã Phú Xuân- phía Nam là bản Vui, xã Thanh Xuân. Đường địa giới tiếp tục đi theo đường phân dông, phân thủy về phía Tây- Tây Bắc rồi hướng Đông ra Sông Mã. Đi qua các điểm thuyết minh: pha Viết- Đông bat- phá Phứa theo suối Phằn pín ra Sông mã, phân dòng Sông và đi ngược đến cửa Suối có Pục là khép kín địa giới hành chính xã Phú Xuân, tại đoạn này phía Bắc giáp với bản Ôn ra bản Chiềng xã Phú Sơn- phía Nam giáp với bản Mý ra bản Phé xã Phú Xuân.

3.2 Khái quát các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã:

Đất lâm nghiệp 2.182,88 ha chiếm 89,83 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất rừng sản xuất 1.089,26 ha, rừng đặc dụng 950,65 ha, đất rừng phòng hộ 142,97 ha, đất trồng lúa chỉ có 36,20 ha, còn lại đất khác. Đất rừng sản xuất tập trung cây luồng chiếm trên 80%, còn lại cây xoan, lát…

3.3 Hướng sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã:

- Sông Mã: là sông lớn nhất chạy qua xã theo hướng Bắc về Nam chia cắt dân cư của xã nằm dọc theo hai bên bờ Sông Mã “ Sông Mã chạy song song với Quốc lộ 15A” bên bờ Tây có 3 bản Bá – Phé – Mý; bên bờ Đông theo quốc lộ 15A có 2 bản Pan – Mỏ. Từ bản Pan sang bản Bá có cầu treo bắc qua nối liền hai bên bờ sông Mã.

Ngày xưa chưa có cầu treo người dân đi lại bằng thuyền độc mộc, cứ khoảng 3 năm phải thay thuyền mới, nên xã thường xuyên phải chi một khoản ngày công và tiền khá lớn để làm thuyền mới và trả công cho người chăm thuyền và sang đò. Tuy vậy cũng vô cùng khó khăn trong đi lại và phát triển kinh tế - xã hội, thậm chí cứ vài năm lại xảy ra tai nạn đắm thuyền cướp đi vài mạng người. Từ năm 2001 có nguồn vốn chương trình 135 Chính Phủ của 2 năm 2000-2001 xây dựng được cầu treo qua sông Mã, nhân dân phấn khởi và phát huy tối đa hiệu quả của cây cầu, từ đó cứ phát triển theo năm tháng, không chỉ 3 bản Bá-Phé-Mý xã phú Xuân mà cả những bản lân cận của xã Thanh Xuân, xã Phú Sơn…và người dân trong và ngoài xã đều được hưởng lợi từ cây cầu treo này.

- Suối Bái- thuộc địa phận bản Mỏ: Chạy từ chân núi phá Nàng mọn, nay thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông qua địa phận bản Tân Phúc xã Phú Lệ, qua khe núi đá vào địa phận bản Mỏ, xuôi về hướng tây ra sông Mã. Suối Bái gọi theo tiếng dân tộc Thái- Bái có nghĩa là bơi thuyền, mãng qua sông, suối. Ngày xưa có nhóm họ Lò từ bản Khoa Phú Sơn xuống canh tác ở piềng Dớng thuộc bản Chiềng xã Phú Sơn, giáp với bản Phé xã Phú Xuân hiện nay. Tận dụng nguồn nước Suối bái, bà con sang canh tác, khai hoang ruộng nước, thường ngày đi lại bằng thuyền, mãng, cho nên đặt tên cho khu ruộng đó là Nà bái.

- Suối cống- thuộc địa phận bản Mỏ: dồn nước từ chân phá Nàng mọn qua eo núi đá xuống Sông mã. Suối cống gọi theo tiếng dân tộc Thái- Suối có nguồn nước ít, suối cạn, có nước chạy từng đoạn chủ yếu là chạy ngầm, chỗ nước chạy ra nhiều nhất tại gốc Cây cống gọi theo tiếng Thái “cây sung đất”

Ngoài 2 con suối trên bản Mỏ còn có các con suối cạn nhỏ, đều chạy hướng Đông về Tây ra Sông Mã, thứ tự từ giáp xã Phú Lệ đến bản Pan như: Suối có Pục “cây bưởi”; Suối có Mằn “cây thầu dầu”; Suối có Hú “cây giáng”; Suối bơng.

- Suối Pan thuộc địa phận bản Pan: nguồn chạy từ một phần chân núi phá Nàng mọn qua eo núi đá xuôi về hướng Tây ra sông Mã. Suối gọi theo dân tộc Mường và gọi theo 3 đoạn có tên khác nhau: đầu nguồn gọi suối Háng Đáng, đoạn giữa gọi huối Kệnh, đoạn cuối ra sông Mã gọi huối Pan.

- Phía Nam giáp bản Thu Đông xã Thanh Xuân có chung Suối U là dường địa giới của 2 xã Phú Xuân- xãThanh Xuân.

- Suối Bá thuộc bản Bá: gọi theo tiếng Thái “ có bá- cây đa”.

-Suối Mý- Phé: suối này từ nguồn chạy ra hết địa phận bản Mý gọi là huối mý- theo tên Bản; đoạn qua bản Phé ra sông Mã gọi là huối Phé, gọi theo tên bản.

Ngoài ra các bản còn có các con suối nhỏ: Bản Pan có suối: huối Khảnh, huối Hang tặng “hang dơi”, huối Huôi, huối Từm; Bản Bá có các suối: huối có Sán “cây xổ”, hoọa si li “ cửa suối ra ngay ở vũng nước sông mã chạy quận, thường có cây cối, xác động vật và người chết đuối dạt vào, người Mường gọi xác người chết là si li ”; Bản Phé có các suối nhỏ: huối khên, huối Hế, huối Bó; Bản Mý có các suối nhỏ: hoọa Cải “cây vại”, hoọa C lám “ cây trám”, hoọa Pùng “cây bông hôi” “ suối người Thái gọi là Huối – người Mường gọi là Hoọa”.

3.4 Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

c) Tên đồi, tên núi; độ cao của núi; thuộc địa bàn các bản nào

- Phá khòng có tên khác là Phá máy, là đỉnh núi cao nhất ở xã Phú Xuân, có độ cao so với mặt biển 1.665 mét so với mặt Biển, thuộc địa phận bản Pan. Tên gốc là Pha khòng do người dân tộc Thái đặt tên, đó là mốc địa giới với xã Thành Sơn, huyện Bá Thước thuộc Mường khòng. Năm 1965 núi đá tự nhiên bốc cháy nghi núi lửa từ đó người dân bản Pan đặt tên là phá máy- theo tiếng dân tộc Thái “Pha” là núi đá, “Máy” là cháy. Như vậy theo thuyết minh pha khòng hoặc pha máy đều đúng theo địa phương hay dùng.

Pha Lộc thuộc địa phận bản Pan ở phía dưới pha Máy, có độ cao 967 mét, lộc có nghĩa lốc, núi đá này có yên ngựa là địa giới xã Phú Xuân và xãThanh Xuân, đỉnh bên phú xuân cao hơn đỉnh núi bên xã Thanh Xuân.

- Pom pá hịa: thuộc địa phận bản Mỏ, theo tiếng dân tộc Tháí “ pom pá hịa” là đỉnh đồi rừng nứa, có độ cao 780 mét so với mặt Biển, nằm trên đường địa giới bản Sại xã Phú Lệ và bản Mỏ xã Phú Xuân.

- Phá có cọ: thuộc địa phận bản Mỏ, tiếng dân tộc Thái “ có cọ” là cây cọ, đỉnh núi đá có độ cao 1.200 mét có duy nhất một cây cọ, đỉnh núi đá này nằm trên đường địa giới hành chính bản Tân phúc xã Phú Lệ và bản Mỏ xã Phú Xuân.

- Đỉnh đông côi: thuộc địa phận bản Mý, theo tiếng dân tộc Mường “ đông côi” có nghĩa là đỉnh đồi gỗ cao nhất so với những đồi xung quanh, có độ cao 847 mét so mặt Biển.

- Phá báu: thuộc địa phận bản Mý, theo tiếng dân tộc Thái “ phá báu” là núi đá Nâu, có nghĩa rừng núi đá có nhiều củ Nâu, có độ cao 1.008 mét so với mặt Biển, nằm trên đường địa giới hành chính bản Ôn xã Phú Sơn và bản Mý xã Phú Xuâ

3.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của xã:

- Hang kia ở pù Bái: thuộc địa phận bản Mỏ nằm trong rừng gỗ- nứa, bên cạnh suối Bái, được gọi theo tiếng dân tộc Thái- háng kía là hang con Dơi.

- Hang Thắm Tươi: nằm giữa đồi phía sau đội 2 bản Mỏ, được gọi theo tiếng dân tộc Thái. Hang sâu có nước chạy ngầm, có con Dơi, chuột đá ở, ngày xưa có cả con Lon ở. Người xưa kể lại: ném một cuộn lá dong xuống hang, sau 3 ngày- 3 đêm thì thấy nổi ở ngoài sông Mã cách hang chừng 1,5 km và kể rằng có 2 thanh niên có tên là Thắm và Tươi cùng nhau lên hang bắt con Dơi, do 2 người tranh yêu một Cô gái sinh đẹp, nên nảy sinh ý đồ sát hại nhau, Tươi đẩy Thắm rơi xuống hang mất tích, do đó người Thái đặt tên là hang Thắm Tươi “Thắm theo tiếng Thái còn có nghĩa là hang thiêng”.

- Hang thắm Pom: nằm giữa đỉnh đồi phía sau đội 2 bản Mỏ, được gọi theo tiếng dân tộc Thái. Hang có con lon, con dơi, chuột đá, hang cao thoáng chứa được khoảng 30 c người. Thắm người Thái dùng chung cho các hang có con Lon, con Dơi ở và có nghĩa thắm là thiêng liêng. Pom có nghĩa là đỉnh đồi, đỉnh núi, hang ở đỉnh đồi nên đặt tên hang Thắm Pom. Thời chiến tranh Pháp- Mỹ người dân thường vào trú ẩn.

- Hang thắm pá páng: thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, ở địa phận bản Pan, được gọi theo tiếng Thái “ Thắm là thiêng- Pá Páng là rừng chuối rừng”, hang nằm ở thung lũng cây chuối rừng và rất sâu chưa ai đo được và không giám đến gần miệng hang, nên gọi Thắm Pá Páng.

- Hang Tặng: ở Pù Khảnh thuộc bản Pan, được gọi theo tiêng dân tộc Mường “ Tặng là con Dơi” có nghĩa là hang con Dơi, hang rộng, sâu chứa được khoảng 50 người.

- Hang Khum Lúm: thuộc vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ở địa phận bản Pan, được gọi theo tiếng dân tộc Thái “ Khum là điểm chủng xuống giữa khu rừng rộng nước mưa chạy dồn về, Lúm là giữa điểm chủng có hang lún xuống rất sâu” và có luồng gió thổi lên, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, nên gọi hang Khum Lúm.

- Hang Từm: ở địa phận bản Pan, cách đường Quốc lộ 15A đi lên núi chừng 700 mét, hang rộng và sâu thẳng đứng.

- Hang Tặng và Hang Tooa, đều ở địa phận bản Bá cùng nẳm trên sóng núi đường địa giới 2 xã Phú xuân và Thanh Xuân, 2 hang cách nhau chừng 300 mét, được gọi theo tiếng dân tộc Mường ‘ Tặng là con Dơi- Tooa là con lon’.

- Hang Pha Đanh: Thuộc địa phận điểm mốc 3 bản ‘ Phé-Bá- Mý’, được gọi theo tiếng dân tộc thái ‘ pha là núi đá, đanh là đỏ’, nên gọi là pha đanh. Núi đá có nhiều đá màu đỏ và ngày xưa có một quan tài bằng gỗ ở trong hang .

Hang cám: thuộc địa phận bản Mý, được gọi theo tiếng dân tộc Mường…hang rộng và sâu có nước chạy ra từ trong hang, chạy dồn theo con suối nhỏ gọi là suối Cám, chạy ra suối Mý ở trung tâm bản Mý.

- Hang Tặng: thuộc địa phận bản Mý, được gọi theo tiếng dân tộc Mường, ‘Tặng là con Dơi’ hang có con Dơi ở nên gọi là hang Tặng.

b) Sự tích hang, động

3.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã:

- Púng Mẹo – láu Mán: là thung lũng liền kề thuộc địa phận bản Mỏ và bản Pan giáp với địa giới xã Thành Sơn, huyện Bá Thước, nay thuộc khu bảo tồn Quốc gia thiên nhiên Pù Luông. Được gọi theo tiếng dân tộc Thái, trước năm 1960 có người dân tộc Mông, tiếng dân tộc Thái gọi là Phú Mẹo, và người dân tộc Giao, tiếng dân tộc Thái gọi là Phú Mán đến ở và phát nương làm rãy, chặt phá hết cây gỗ to,chỉ còn để lại rừng lau lách cây tái sinh. Theo tiếng dân tộc Thái “láu” là rừng non lau lách và đặt tên gọi tắt là Púng Mẹo - Láu Mán.

3.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã:

Các loại động vật có trên địa bàn xã như: Trâu rừng, bỏ rừng, nai, hoãng, sơn dương, hổ, báo, gấu, khỉ, vượn, voọc đuôi dài,voọc mông trắng, lợn rừng, lựng lợn, nhiều loại con cầy, cáo, tê tê, lon, nhím, gà lôi, gà rừng, chim phượng hoàng và nhiều loài chim, sóc, cày bay, cu li, trăn, rắn…Phân bổ chủ yếu ở 4/5 bản ‘Mỏ- Pan- Bá- Mý’, tập trung ở 2 khu và vùng đệm Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông- Pù Hu.

Các loài đã tiệt chủng là: Trâu, bò rừng, nai, tê tê và có nguy cơ tiệt chủng là vượn, voọc ,khỉ, sơn dương, gấu. Ngoài ra còn nhưng số lượng giảm dần.

3.8. Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).trước đây và hiện nay. Giá trị sử dụng, giá trị kinh tế trước đây và hiện nay của một số loài chủ yếu : Thực vât rất phong phú, nhiều loài như: nghiến, sến, tấu, mày lái, trò chỉ, dổi, dâu, vàng tâm, sâng, sấu, dẻ, muồng… Phân bổ chủ yếu 4/5 bản ‘ Mỏ- Pan- Bá- Mý’. Luồng, tre, nứa , giang…phân bổ cả 5/5 bản. Ngoài ra còn có nhiều tầng thảm thực vật, cây làm thuốc có giá trị sử dụng thuốc nam cổ truyền và cây dược liệu… Phân bổ khắp cả 5 bản.

Các loài thực vật gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc có trên điaị bàn xã như:

Các loài cây trên đều còn, tuy nhiên nhiều loại gỗ quý, cây nhiều năm tuổi đã bị chặt phá do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do phát nương làm rẫy những năm đầu thập kỷ 90 và bị lén lút chặt phá qua nhiều năm trước đây. Các loại gỗ rừng có giá trị kinh tế rất lớn, nên được quản lý nghiêm ngặt ở 2 khu bảo tồn. Gía trị kinh tế hiện nay là luồng, nứa, gỗ vườn như xoan, lát… là cây làm chủ có thu nhập chủ yếu của cả xã.

4. Đặc điểm lịch sử

4.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã.

4.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý: Năm 2008, đồng chí: Ksor Phước – Chủ tịch Hội Đồng Dân tộc của Quốc Hội về thăm và làm việc tại xã Phú Xuân: Đồng chí đến bản thăm Chương trình làm nhà 134CP và động viên các gia đình hộ nghèo người dân tộc Thái, Mường, quyết tâm không cam chịu đói ngèo phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng. Đồng chí Uông Chu Lưu – Phó Chủ tịch Quốc Hội, về thăm, tặng quà một số gia đình chính sách, nắm bắt tình hình đời sống nhân dân trên địa bàn xã, vào năm 2012.

4.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng bảo vệ quê hương, đất nước, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới:

- Những đóng góp to lớn của nhân dân Phú Xuân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chiến dịch Điện Biên Phủ.

Từ sau cách mạng Tháng Tám 1945 và ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ, quân và dân trong huyện đã luôn thực hiện tốt lời kêu gọi kháng chiến cứu quốc của Bác Hồ kính yêu.

Ở lại hậu phương, nhân dân các dân tộc trong xã hăng hái thi đua lao động sản xuất, làm ra nhiều của cải vật chất, sẵn sàng đóng góp cho kháng chiến. Mở đầu việc đóng góp sức người, sức của cho chiến trường là mọi người hưởng ứng tham gia 3 cuộc vận động lớn do Đảng và Bác Hồ phát động, đó là:

- Cuộc vận động bán lúa khao quân của Hồ Chủ Tịch (tháng 8-1949), toàn xã đã bán được trên 500kg thóc.

- Cuộc vận động ủng hộ bộ đội địa phương: Toàn xã đã góp được 370kg thóc, có gia đình đống góp cả lợn, gà, vịt, vải vóc, thời gian này Hồi Xuân góp được gần 3.000đồng, có gia đình ủng hộ trên 100 đồng đến 200 đồng.

Cuối năm 1951, Đảng và Nhà nước ta ban hành công trái quốc gia và công phiếu kháng chiến, nhân dân các dân tộc Hồi Xuân lại nô nức tham gia mua các loại công phiếu này. Kết quả cả xã mua 30 tờ công trái quốc gia và 42 tờ công phiếu kháng chiến với tổng số tiền là: 4.980 đồng.

Cũng trong thời gian này, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ mở màn (3-1954), theo tiếng gọi của tuyền tuyến, cùng hành quân với hàng vạn chiến sĩ, dân công cả nước, nhiều chiến sĩ và dân công (trong đó có những người con của quê hương xã Phú Xuân ngày nay) đã tạm biệt gia đình, quê hương lên đường tham gia chiến dịch, hàng vạn tấn hàng hóa, lương thực của hậu phương Quan Hóa tỏa về các nẻo đường phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đã có rất nhiều người tham gia dân công hỏa tuyến, hàng năm đã huy động hàng trăm lượt người và vài chục thuyền độc mộc lên đường vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm, vũ khí đạn dược...cho chiến trường, cùng nhân dân cả nước kiên quyết đập tan kế hoạch NaVa, quyết tâm giành thắng lợi tại chiến trường Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xã Hồi Xuân lúc bấy giờ đã huy động trên 500 lượt người và trên 4.000 ngày công phục vụ tiền tuyến. Trong số những con đường chạy qua Quan Hóa ra Hòa Bình - Điện Biên và Lào thì các xã Hồi Xuân, Phú Nghiêm, Phú Lệ là 3 điểm giữ vị trí quan trọng. Với bản chất xâm lược và ngoan cố, hiếu chiến, địch quyết tâm chặn đánh các đoàn quân tiếp viện cho chiến trường. Chiều ngày 15-4-1954, 51 tên biệt kích nhảy dù xuống Hồi Xuân và Phú Lệ để phá hoại kho tàng, vũ khí của ta. Dân quân Hồi Xuân và Phú Lệ đã kịp thời phát hiện và bao vây bắt gọn 2 toán biệt kích này.

Đặc biệt là năm thực hiện sắc lệnh nông nghiệp của Đảng và Nhà nước ta (1952-1954). Việc đóng thuế nông nghiệp, được tính tỷ lệ theo thu nhập bình quân của nhân khẩu trong gia đình, chủ yếu là lúa, sắn, thu nhập cao thì thuế suất cũng cao và ngược lại. Thuế được đóng 2 kỳ trong năm, tháng 6 hàng năm tạm thu bằng gần nửa số thuế trong năm và thu trong tháng 12 số thuế còn lại. Trong 3 năm (1952-1954) nhân dân xã Hồi Xuân đã đóng góp trên 5 tấn thóc và trên 6.000 đồng tiền mặt.

Lúc này, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ các cấp và Chính quyền, việc tăng gia sản xuất đã đi theo hình thức tổ chức mới, các tổ đổi công ra đời, ba bốn hộ liên kết với nhau cùng làm ăn tập thể được tổ chức thực hiện.

Nhân dân các dân tộc trong xã, hầu hết là lao động thuần nông, nhưng luôn phải chịu cuộc sống áp bức của các tầng lớp phong kiến thực dân. Nay được sống dưới chế độ mới, chế độ dân chủ nhân dân, càng thấu hiểu sâu sắc hơn ai hết đó là quyền độc lập tự do của đất nước, của cộng đồng, nên càng hăng hái, sẵn sàng góp sức người, sức của cho chiến trường để giành thắng lợi cuối cùng là: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lừng lẫy năm châu - chấn động địa cầu.

Chín năm làm một Điện Biên

Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng

Kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm “Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ” chống thực dân Pháp xâm lược. Đồng thời cũng chấm dứt 100 năm Pháp thuộc. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, nhân dân huyện Quan Hóa nói chung và nhân dân xã Phú Xuân nói riêng cùng nhân dân nhân dân Miền Bắc tiến bước trên con đường Xã hội Chủ nghĩa, làm hậu phương cho tiền tuyến cho Miền Nam sau này.

- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vào năm 1966 xã Phú Xuân được thành lập, với 11 bản trong đó 5 bản xã Phú lệ chia ra thuộc Mường Ánh và 6 bản xã Hồi Xuân sáp nhập thành xã Phú Xuân đã có những thành tích nổi bật như sau:

+ Vừa xây dựng hợp tác xã vừa tăng gia sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu chi viện cho chiến trường theo lời kêu gọi của Bác Hồ “Mỗi người làm việc bằng hai”

+ 5 bản khu trên thuộc Mường Ánh, nay thành 4 xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Phú Sơn, Phú Thanh, đã lập nhiều thành tích trong lao động sản xuất, đoàn kết chiến đấu và phục vụ chiến đấu, cùng nhau tham gia và hoàn thành tốt trong đấu tranh chống Pháp - Mỹ, đánh đuổi bè lũ xâm lược. Trong chống Mỹ có điểm phòng không Pha U Hò (bản Páng), Pan Ca Đăng (bản Sại) và đỉnh cột mốc 3 xã tại (bản Mí), nhân dân trong xã cũng như các xã thuộc xã Phú lệ cũ, đều làm tốt nhiệm vụ hậu phương đánh giặc, bắn rơi máy bay Mỹ và được nhà nước tặng danh hiệu xã Phú Lệ là xã Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, và có nhiều gương tốt như Anh Hùng lao động Phạm Bá Hoa, mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Tứ, mẹ 2 liệt sỹ Hà Thị Chom... và nhiều chiến sỹ thi đua, dũng sỹ diệt Pháp, Mỹ, được Nhà nước tặng nhiều Huân, Huy chương trong chiến đấu và lao động sản xuất.

- Giai đoạn sau giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước 1975 – 1986, đây là nhiệm lỳ khởi đầu Đại hội Đảng bộ lần thứ V, nhiệm kỳ 1975 – 1977

Thuận lợi của nhiệm kỳ này là kết thúc kháng chiến chống Mỹ - Miền Nam hoàn toàn giải phóng - Đất nước thống nhất. Tập trung vào khôi phục hậu quả chiến tranh, tiếp tục xây dựng đi lên CNXH.

Đảng bộ tiếp tục ra Nghị quyết phát triển kinh tế - Xã hội ổn định, Quốc phòng - An ninh đảm bảo. đẩy mạnh thâm canh năng xuất cây trồng, phát triển chăn nuôi, tăng diện tích rừng trồng luồng, tiếp tục khai thác lâm sản, hoàn thành theo chỉ tiêu giao. Phát huy phong trào học tập phát triển văn hoá xã hội, củng cố Quốc phòng – An ninh.

* Trải qua 10 năm thành lập, xây dựng chiến đấu và trưởng thành của Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân, đã đóng góp đáng kể, góp phần vào thành tích chung của Huyện, của cả Nước đó là:

- Đóng góp sức người:

+ Số người đi bộ đội: 84.

+Số người đi thanh niên xung phong: 06.

+ Chi viện cho chiến trường: Hàng ngàn ngày công và hàng trăm tấn lương thực - Thực phẩm, sẵn sàng chi viện cho sức người, sức của cho tiền tuyến và làm tốt nhiệm vụ quân sự ở địa phương như: Trực chiến, sơ tán dân, động viên tiền tuyến…

- Những khó khăn và hạn chế: Đời sống kinh tế nhân dân vô cùng khó khăn, nhưng không quản ngại, tự ổn định đời sống và luôn có tinh thần chi viện cho chiến trường Miền Nam.

- Tình hình kinh tế xã hội sau ngày đất nước thống nhất:

Chiến thắng 30/4/1975 càng tạo thêm lòng tin tưởng sâu sắc vào chứng minh lịch sử đường lối lãnh đạo của Đảng. Những lực lượng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu đa số hoàn thành nhiệm vụ, phục vụ chiến đấu xuất sắc đã quay về đoàn tụ với gia đình. Sức mạnh tổng hợp tiền của và trí tuệ không còn phân tán, đã chung sức, chung lòng xây dựng quê hương phát triển kinh tế - Xã hội, củng cố Quốc phòng, đảm bảo An ninh - Trật tự.

* Đảng bộ lãnh đạo nhân dân phát triển Kinh tế - Xã hội, đảm bảo Quốc phòng - An ninh:

- Sau 21 năm trường kỳ kháng chiến, tiềm lực về mọi mặt đều bị hao tổn, những mất mát đau thương của cả dân tộc nói chung và các gia đình chính sách như: Liệt sỹ - Thương binh - Bệnh binh chỉ có thể làm nguôi dần. Con đường xây dựng XHCN làm đổi mới quê hương cũng chỉ giải quyết từng bước.

- Nền kinh tế của xã nhà chủ yếu đang là tự túc tự cấp. Tập quán sản xuất lạc hậu chủ yếu dựa vào thiên nhiên, tiềm năng sẵn có của địa phương chưa được khai thác tận dụng, đời sống nhân dân mới chỉ tạm ổn định, chuyện thiếu ăn đôi 3 tháng trong năm ở một số hộ còn xảy ra.

- Tình hình văn hoá xã hội được quan tâm việc học tập, đào tạo ngề được phát triển. Tuy nhiên khả năng đầu tư có hạn, một số chính sách chưa được giải quyết, mọi việc đang thuộc vào điều kiện kinh tế chung của đất nước và kinh tế của xã đang phát triển ở mức độ thấp.

- Âm mưu xâm lược thôn tính phá hoại của đế quốc Mỹ không từ bỏ, các thế lực thù địch tăng cường chống phá thâm độc và nham hiểm. Sự kiện phía Bắc – Phía Tây nam lại tiếp tục làm cho ta phải hy sinh mất mát sức người và tiền của để đối phó với kể thù và làm nhiệm vụ Quốc tế giúp bạn.

Tuy nhiên những mất mát đau thương đó cũng không thể làm lung lay quan điểm lãnh đạo của Đảng và con đường củng cố xây dựng XHCN của chúng ta. Đảng bộ và nhân dân xã Phú Xuân vẫn trên con đường xây dựng quê hương và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, khắc phục đưa nền kinh tế phát triển, VHXH luôn duy trì và đổi mới, tình hình quốc phòng – An ninh đảm bảo tốt, hệ thống chính trị không ngừng được củng cố, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả lãnh đạo, quản lý…

- Từ năm 1986 đến 2016 Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, không ngừng đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo cán bộ phấn đấu vươn lên của nhân dân. Tổng kết lịch sử xây dựng và phát triển xã Phú Xuân 50 năm qua, có những thành tích nổi bật chủ yếu như: Tăng trưởng kinh tế bình quân năm 13%/năm, thu nhập bình quân đầu người 18 triệu đồng/người/năm; độ che phủ rừng trên 84%; xây dựng nông thôn mới xã đạt 14/19 tiêu chí; có 5/5 bản và 02 cơ quan văn hóa được cộng nhận văn hóa các cấp:: 01 cấp tỉnh còn lại cấp huyện, trường Tiểu Học đạt chuẩn quốc gia mức độ I năm 2016; trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, giai đoạn 2000 – 2010 và 2011 – 2020. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững.

- Tổng kết 02 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và bảo vệ Tổ quốc, nhân dân xã Phú Xuân đã đóng góp, hy sinh cho công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc: Bộ đội du kích chống Pháp: 09 đồng chí; tham gia chống Mỹ cứu nước 84 đồng chí; tham gia bảo vệ Tổ quốc 109 đồng chí.

Di tật và hậu quả chiến tranh để lại: Thương binh: 08 đồng chí; liệt sỹ 17 đồng chí; nhiễm chất độc hóa học 12 đồng chí trực tiếp và 05 người con gián tiếp. Được phong tặng 02 Bà mẹ Việt Nam anh hùng; tổng Huân, Huy chương các loại 298.

4.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước:

- Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Tứ ở bản Mỏ, bà có một con duy nhất là

Hà N gọc Đơ là liệt sỹ, chồng bà Hà Văn Tem là nông dân làm ăn lương thiện, năng lao động sản xuất, kai hoang được hơn 4.000 m2 ruộng nước và 2 con trâu đưa vào HTX bản Mỏ.

- Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Hà Thị Chom ở bản Mỏ, bà có 2 con Hà Văn Quặt, Hà Văn Dênh đều là liệt sỹ, tuy có nhiều khó khăn nhưng gia đình bà đều vượt qua và có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quê hương, đất nước.

- Gia đình ông Hà Văn Nghiêm ở bản Mỏ, năm 1966 thành lập xã Phú Xuân, được chỉ định làm PBT Đảng ủy- chủ tịch UBND xã lâm thời và được bầu PBT-CT. UBND xã khóa I xã Phú Xuân, sau đó về công tác ở huyện Quan Hóa và nghỉ chế độ hưu trí, con cháu trưởng thành và luôn có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương đất nước. Con trai đầu Hà Ngọc Đăng, sau hoàn thành nghĩa vụ quân sự về liên tục tham gia công tác ở bản, ở xã trải qua các chức vụ Phó chủ tịch UBND, chủ tịch UBND và liên tục 3 nhiệm kỳ huyện ủy viên - Bí thư Đảng ủy, 2 nhiệm kỳ kiêm CT. HĐND xã Phú Xuân, đồng chí đã cung tập thể cán bộ và nhân dân trong xã thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ và đạt nhiều thành tích nổi bật.

- Ông Hà Xuân Pách ở bản Mỏ, nguyên PBT- chủ tịch UBND Phú Xuân khóa II, huyện ủy viên- Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân khóa III. Đồng chí được chuyển công tác về huyện, tham gia nhiều chức vụ khác nhau và được nghỉ hưu. Về xã đồng chí tiếp tục tham gia một khóa chủ tịch Cửu chiến binh xã Phú Xuân. Về tiếp tục tham gia công, tác ở bản Mỏ, đồng chí luôn luôn cống hiến, trách nhiệm, uy tín, được đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng tin yêu, mến phục.

- Ông Hà Văn Tắn ở bản Mý, nguyên trưởng Phòng y thể huyện Quan Hóa đã nghỉ hưu, đồng chí đã có nhiều đóng góp trong cương vị công tác, trong xây dựng gia đình và quê hương. Tích cực lao động sản, sản xuất, đứng đắn gương mẫu, đi đầu về mọi mặt được nhân dân kính trọng và học tập.

- Gia đình ông Hà Văn Chắn ở bản Phé, nguyên cán bộ Lâm nghiệp nghỉ hưu, gia đình đồng chí có 2 anh em được nghỉ hưu trí nhà nước, có con trai đầu đang giữ chức vụ phó bí thư – Chủ tịch UBND xã Phú Xuân. Con cháu đều trưởng thành và có đóng góp đáng kể cho quê hương, đất nước.

- Gia đình ông Phạm Bá Dọng ở bản Pan, đồng chí là Đảng viên lớp đầu tiên của huyện Quan Hóa. Đồng chí tuy không giữ chức vụ lãnh đạo cao, nhưng đã có những đóng góp lớn trong việc tuyên truyền đường lối cách mạng, xây dựng bản mường, có nhiều lý luận, việc làm được nhiều người mến phục. Có hai con trai đều là sỹ quan trong lực lượng Công an nhân dân.